Tạp chí điện tử Saostar
Tạp chí điện tử Saostar Liên hệ với chúng tôiLiên hệ
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Đóng Tìm Kiếm
Logo Tìm Kiếm
Kết nối với chúng tôi: Facebook Youtube
Sống khỏe

Hai tư thế ngồi có nguy cơ gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Linh Lan
Copy Link
Chia sẻ

Quỳ gối và ngồi xổm, đặc biệt khi kết hợp với cúi gập người, là hai tư thế mà bác sĩ cảnh báo có thể dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Những động tác này tạo ra các điểm gập trong cơ thể, làm tăng áp lực trong vùng bụng và lồng ngực.

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn, làm gián đoạn đột ngột dòng máu nuôi cơ tim. Còn đột quỵ xảy ra khi nguồn cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm đột ngột, khiến não thiếu oxy. Cả hai tình trạng này đều liên quan đến sự ngừng lưu thông máu và đều đe dọa đến tính mạng.

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức từ Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) chia sẻ trên VNExpress rằng, có hai tư thế phổ biến mà nhiều người thực hiện hàng ngày có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Hai tư thế ngồi có nguy cơ gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim Ảnh 1
Tư thế ngồi xổm, gập người buộc dây giày được cho là làm tăng áp lực lên bụng và ngực dễ gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ảnh: Bác sĩ chia sẻ

Quỳ gối và gập người

Bác sĩ Đức cho biết, tư thế quỳ gối và gập người để thực hiện công việc gắng sức trong vài phút làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và lồng ngực. Khi đột ngột đứng dậy, áp lực thay đổi quá nhanh có thể dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, vỡ tim hoặc vỡ động mạch chủ.

Ngồi xổm và cúi gập người buộc dây giày

Tư thế ngồi xổm và cúi gập người buộc dây giày cũng tạo ra ba điểm gập trong cơ thể, làm tăng áp lực trong bụng và ngực nhiều lần. "Tôi đã chứng kiến một số trường hợp xảy ra choáng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thậm chí tử vong," bác sĩ Đức chia sẻ.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo không nên duy trì tư thế ngồi xổm và gập người, hay quỳ gối và gập người trong thời gian dài. Thay vào đó, hãy ưu tiên các động tác an toàn hơn:

Ngồi xếp bằng và cúi người nhẹ nhàng.

Ngồi co hai chân về phía người.

Khi thay đổi tư thế, ngả người nhẹ về phía sau để giải phóng áp lực cho cơ hoành và lồng ngực trước khi đứng dậy đột ngột.

Khi chuyển từ nằm sang ngồi, nên nghiêng sang bên phải, chống tay rồi từ từ ngồi dậy, tránh làm quá nhanh vì có thể rất nguy hiểm.

Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, người trên 40 tuổi nên kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng siêu âm tim và điện tâm đồ. Để tầm soát nguy cơ đột quỵ, cần chụp MRI não và dựng ảnh mạch máu cảnh và não.

Ngoài ra, để dự phòng các bệnh tim mạch nói chung và nguy cơ nhồi máu cơ tim nói riêng, bác sĩ khuyến cáo nên duy trì lối sống lành mạnh, giữ cân nặng lý tưởng, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, và kết hợp các bài tập thể dục cả động (thể thao) và tĩnh (thiền định) phù hợp.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Linh Lan

Bình Luận

BÌNH LUẬN

Đừng Bỏ Lỡ

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin mới nhất