Tạp chí điện tử Saostar
Tạp chí điện tử Saostar Liên hệ với chúng tôiLiên hệ
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Đóng Tìm Kiếm
Logo Tìm Kiếm
Sắc màu cuộc sống

Facebook: Mỗi cây mỗi hoa - Mỗi nhà mỗi cảnh!

Đức Thành
Copy Link
Chia sẻ

Thực trạng về cách sử dụng facebook của các cư dân mạng Việt cũng đáng để suy ngẫm.

Trong tuần vừa qua, có hai sự kiện khiến cho “xã hội đảo điên” đều liên quan đến facebook, thế mới thấy sự quan trọng của mạng xã hội quan trọng lớn như thế nào đến đời sống này.

Câu chuyện thứ nhất: Facebook của “Quang Trung”

Khi được yêu cầu tóm tắt các sự kiện trong chiến dịch xuân Kỷ Dậu 1789 của vua Quang Trung, một nhóm các em học sinh lớp 9G tại trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) đã trình bày tham luận của mình một cách khá độc đáo.

Sự sáng tạo đáng hoan nghênh của các em học sinh

Sự sáng tạo đáng hoan nghênh của các em học sinh

Thay cho bài viết thông thường, một giao diện facebook được vẽ lên giấy, với các dữ liệu lịch sử được tái hiện theo kết cấu đặc trưng của tiện ích này. Và tất nhiên, vua Quang Trung được giả định là chủ nhân của “facebook”. Các thông tin được “chủ nhân” cung cấp cho thấy ông sinh năm 1753, “làm việc” ở vị trí Hoàng Đế thứ hai nhà Tây Sơn, đến từ Nghệ An. Timeline (dòng thời gian) trong bức vẽ cũng tương ứng với các sự kiện lịch sử đã từng xảy ra trong quá khứ, chẳng hạn như lên ngôi Hoàng đế ngày 22 tháng Chạp năm 1788, hạ đồn Hạ Hồi ngày 3 tháng Giêng 1789, hay “update” việc đại phá quân Thanh ngày 5 tháng Giêng…

Thú vị hơn, dưới những status của vị hoàng đế - anh hùng dân tộc này không thiếu những “like” hay comment độc đáo của các nhân vật lịch sử. Ở đó, tất nhiên những Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống… tha hồ bày tỏ sự giận dữ trước những chiến thắng liên tiếp của quân Tây Sơn - trong khi những Nguyễn Thiếp, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm… đều hể hả “like” và chia sẻ những status mà vua Quang Trung từng “post”.

Rất dễ hiểu, khi những fanpage chia sẻ “tác phẩm” này liên tục nhận được hàng ngàn “like” của cộng mạng. “Like” thật, chứ không phải là… sáng tác, như các em học sinh lớp 9G phải “bịa” ra cho các nhân vật của mình. Và nhận xét chung được đưa ra: môn lịch sử khó nắm bắt, nhưng ở đây lại được trình bày sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu và sắp xếp hợp lý. Cộng thêm những minh họa sinh động và hóm hỉnh của học sinh, có thể coi đây là một câu chuyện đáng suy nghĩ về cách học sử.

Câu chuyện thứ hai: “Tự thiêu” đổi lấy…93 ngàn “like”

Một tài khoản tên N.T tuyên bố trên facebook cá nhân: “Việt Nam nói là làm. Bức hình này đủ 40 nghìn like tôi đổ xăng từ trên người xuống lấy hột quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hoá. Đủ like sẽ làm tôi nói tôi làm! Share mạnh có cái hay hấp dẫn để xem.”

93 ngàn "like" liệu còn ý nghĩa nếu như anh này tự thiêu thành công?

93 ngàn “like” liệu còn ý nghĩa nếu như anh này tự thiêu thành công?

Khi bị lên án, chỉ trích quá nhiều, N.T đã lên facebook giải thích về hành động của mình và dường như anh chàng không hề cảm thấy sai khi làm như vậy: “Tôi có sống sao cũng kệ tôi đi, người ngoài cuộc thì ngưng phán xét nếu bạn đặt trường hợp như tôi đi thử xem bạn có làm như tôi không. Ở đời mà, có dại mới có khôn, đâu ai mà hoàn hảo, thần thánh chưa chắc đã hoàn hảo nói chi con người, ai có sai phạm cũng biết tự mình sửa, tự nhận lỗi bản thân mình trước đi rồi hãy trách lỗi của người khác, ai cũng là con người, cũng như nhau cả thôi, mỗi người điều có suy nghĩ riêng cả ko ai phạm ai tôi đã phạm ai chưa?”

Thậm chí sau đó anh chàng này đã quay clip hẹn 7 giờ tối ngày 20/9 sẽ ra kênh Tân Hóa, TP HCM thực hiện lời hứa nhưng cũng không thấy xuất hiện, khiến nhiều người tập trung hiếu kỳ gây náo loạn. Đúng như lời hẹn, 19h tối ngày 20/9, hàng nghìn người trong số 93 nghìn Facebooker đã bấm like cho N.T kéo đến tập trung tại khu vực kênh Tân Hóa khiến khu vực này rơi vào tình trạng tắc nghẽn, xôn xao và hỗn loạn mặc dù không phải giờ cao điểm kẹt xe.

Sau khoảng hơn 1 giờ đồng hồ không thấy “thánh sống ảo” xuất hiện, đám đông hiếu kỳ bắt đầu chửi bới, cùng nhau bóc mẽ sự “chém gió” của thanh niên sống ảo. Sau đó vào 22h cùng ngày, N.T thực hiện “lời hứa” của mình bằng việc tự tưới xăng lên người rồi nhảy xuống kênh Tân Hoá, sự việc được một người bạn của T. quay clip lại và chia sẻ trên mạng xã hội, tiếp tục gây xôn xao dư luận.

Hai câu chuyện, hai đối tượng, hai hướng sử dụng facebook cho những mục đích khác nhau. Một bên thì khiến mọi người khâm phục, thích thú vì sự sáng tạo. Một bên thì khiến đám đông hỗn loạn, xôn xao và náo loạn tại địa điểm sẽ “tự thiêu” chẳng vì điều gì ngoài trừ mấy chục ngàn “like” ảo trên mạng xã hội. Sẽ là phán xét và quy chụp nếu như nói rằng bạn hãy như người này đừng như người kia và thật tình, điều đó cũng chẳng cần thiết bởi một bạn đọc thông minh sẽ biết mình phải chọn ai và ủng hộ ai trong hai câu chuyện trên.

Có nên cầu mong những câu chuyện như “facebook Quang Trung” được nhân rộng trong xã hội để truyền cảm hứng và xoá bớt các định kiến về chữ “sửu nhi”? Và câu chuyên “tự thiêu” phải được lên án mạnh mẽ, bởi nó cho thấy ranh giới giữa “sống ảo” trên môi trường internet và tính mạng con người ngoài đời thực nó cực kỳ mong manh, và những cái chết vô ích hoàn toàn có thể xảy ra nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn.

Mong lắm chứ!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Đức Thành

Bình Luận

BÌNH LUẬN

Đừng Bỏ Lỡ

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin mới nhất